Trọng tải xe và tải trọng xe có vẻ giống nhau, nhưng thực tế chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau mà các tài xế cần hiểu rõ. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa trọng tải và tải trọng cũng như các quy định về giới hạn trọng tải của từng loại phương tiện, công ty Ô Tô Miền Nam sẽ chia sẽ thông tin thông qua bài viết dưới đây. Việc hiểu rõ hai khái niệm này sẽ giúp các bác tài tuân thủ đúng các quy định an toàn giao thông đường bộ.
Trọng tải xe là gì?
Trọng tải xe (Gross Vehicle Weight – GVW) là tổng khối lượng tối đa mà phương tiện có thể chở, bao gồm cả trọng lượng của xe và người lái, và giá trị này được xác định bởi thông số kỹ thuật của xe do nhà sản xuất công bố và được ghi trong đăng kiểm xe cơ giới. Nó đại diện cho giới hạn trọng lượng mà phương tiện có thể an toàn và hiệu quả vận hành, đảm bảo tuân thủ các quy định và yêu cầu về cấu trúc và khả năng chịu tải của xe.
Ví dụ, nếu một chiếc xe có trọng tải là 15 tấn, nghĩa là khối lượng lớn nhất mà xe có thể chở là 15 tấn.
Phân biệt trọng tải và tải trọng
Trọng tải xe (GVW), đại diện cho tổng khối lượng của xe cùng với hàng hoá đã được chở, bao gồm cả trọng lượng của xe và người lái. Để tính toán trọng tải xe, chúng ta cộng tổng trọng lượng bản thân của xe (Curb Weight – CW), trọng lượng của người lái và trọng lượng hàng hoá (Payload) lại với nhau.
Tải trọng xe (Payload) đề cập đến khối lượng hàng hoá mà xe có khả năng chở, không tính đến trọng lượng của xe và người lái. Để tính toán tải trọng xe, chúng ta trừ đi trọng lượng bản thân của xe (CW) và trọng lượng của người lái từ trọng tải toàn bộ của xe (GVW).
Ví dụ: Giả sử một chiếc xe tải có trọng lượng bản thân (CW) là 2 tấn, trọng tải toàn bộ (GVW) là 5 tấn và có một người lái nặng 70 kg.
- Tải trọng xe sẽ được tính bằng cách lấy 5 tấn (GVW) trừ đi 2 tấn (CW) và 0.07 tấn (trọng lượng người lái), kết quả là 2.93 tấn.
- Trọng tải xe khi đã chở hàng hoá sẽ là tổng của 2 tấn (CW), 0.07 tấn (trọng lượng người lái) và 2.93 tấn (tải trọng), tức là 5 tấn.
Hai khái niệm này đều liên quan đến khối lượng hàng hóa, nhưng khác nhau về ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt này không chỉ giúp bảo vệ xe hoạt động một cách an toàn mà còn tránh bị phạt khi vượt quá trọng tải được quy định.
Mức phạt với xe vượt quá trọng tải xe quy định là bao nhiêu?
Vượt quá trọng tải xe cho phép của phương tiện khi lưu thông trên đường góp phần vào việc làm xuống cấp và hư hỏng nhanh chóng cấu trúc cầu đường, giảm tuổi thọ của hạ tầng đường bộ, đồng thời tạo ra nguy cơ mất trật tự và không an toàn trong giao thông.
Người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Điều này nhằm tăng cường tính nghiêm minh và tuân thủ quy định về trọng tải xe cho phép của phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Quy định mức phạt vượt quá trọng tải cho phép đối với người điều khiển xe tải:
Hành vi vi phạm | Mức phạt |
Xe vượt quá từ 10% – 30% trọng tải xe (trừ xe xi téc chở chất lỏng) Xe xi téc chở chất lỏng vượt quá từ 20% – 30% trọng tải xe | Phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng |
Xe vượt quá từ 30% – 50% trọng tải xe | Phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng |
Xe vượt quá từ 50% – 100% trọng tải xe | Phạt từ 5 triệu đến 7 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng |
Xe vượt quá từ 100% – 150% trọng tải xe | Phạt từ 7 triệu đến 8 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng |
Xe vượt quá trên 150% trọng tải xe | Phạt từ 8 triệu đến 12 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3-5 tháng |
Quy định mức phạt vượt quá trọng tải cho phép đối với cá nhân và tổ chức sở hữu xe:
Hành vi vi phạm | Mức phạt |
Xe thông thường vượt quá từ 10% – 30% trọng tải xe xe xi téc chở chất lỏng vượt quá từ 20% – 30% trọng tải xe | Phạt từ 2 triệu đến 4 triệu đồng đối với cá nhân Phạt từ 4 triệu đến 8 triệu đồng đối với tổ chức nếu giao phương tiện hoặc để người làm công hoặc người đại diện điều khiển xe chở hàng |
Xe chở hàng vượt quá từ 30% – 50% trọng tải xe | Phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đồng đối với cá nhân Phạt từ 12 triệu đến 16 triệu đồng đối với tổ chức nếu giao phương tiện hoặc để người làm công điều khiển xe chở hàng |
Xe chở hàng vượt quá từ 50% – 100% trọng tải xe | Phạt từ 14 triệu đến 16 triệu đồng đối với cá nhân Phạt từ 28 triệu đến 32 triệu đồng đối với tổ chức nếu giao phương tiện hoặc để người khác điều khiển xe chở hàng |
Xe chở hàng vượt quá từ 100% – 150% trọng tải xe | Phạt từ 16 triệu đến 18 triệu đồng đối với cá nhân Phạt từ 32 triệu đến 36 triệu đồng đối với tổ chức nếu giao phương tiện hoặc để người làm công điều khiển xe chở hàng |
Xe chở hàng vượt quá trên 150% trọng tải xe | Phạt từ 18 triệu đến 20 triệu đồng đối với cá nhân Phạt từ 36 triệu đến 40 triệu đồng đối với tổ chức nếu giao phương tiện hoặc để người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng |
Những mức phạt này nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy định về trọng tải xe, giúp bảo đảm an toàn và trật tự giao thông trên các tuyến đường.
Lựa chọn trọng tải xe như thế nào cho phù hợp?
Có các loại xe tải khác nhau, được phân chia dựa trên trọng tải xe như:
- Xe tải nhẹ: Bao gồm các trọng tải như 1 tấn, 1.5 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 3.5 tấn… Đây là các loại xe tải có trọng lượng dưới 5 tấn và thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trong phạm vi nhỏ, như chở hàng trong thành phố hoặc quận huyện.
- Xe tải trung: Bao gồm các trọng tải như 5 tấn, 5.5 tấn, 6 tấn, 7 tấn, 8 tấn, 9 tấn… Đây là các loại xe tải có trọng lượng dưới 10 tấn. Xe tải trung thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường trung và xa, có khả năng vận chuyển lớn hơn so với xe tải nhẹ.
- Xe tải nặng: Bao gồm các trọng tải như 15 tấn, 18 tấn, 20 tấn, 30 tấn… Đây là các loại xe tải có trọng lượng trên 10 tấn. Xe tải nặng thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường dài, có khả năng chở lượng hàng hóa lớn.
Mỗi loại xe tải sẽ có giới hạn trọng tải xe tối đa và khả năng chở hàng khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại hàng hóa, bạn nên lựa chọn loại xe tải phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển.
>>> Xem thêm:
- Báo giá xe tải Dongben
- Báo giá xe tải Hino
- Báo giá xe tải Chiến Thắng
- Báo giá xe tải Veam
- Báo giá xe tải Dongfeng 8 tấn
- Báo giá xe tải 3 chân
- Báo giá xe tải Hino 5 tấn
- Báo giá xe tải Hino 8 tấn
Với thông tin về trọng tải xe và tải trọng xe đã được trình bày trong bài viết trên, chúng tôi hi vọng quý khách sẽ có sự hiểu biết rõ ràng hơn về các yếu tố quan trọng này khi mua xe tại công ty Ô Tô Miền Nam. Hãy đến với chúng tôi để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất và lựa chọn chiếc xe phù hợp cho nhu cầu của quý khách. Truy cập vào website https://otomiennam.com.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết.