Ngày nay, sự hiện diện của các loại xe cẩu đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu từ việc nâng hạ vật liệu xây dựng lớn đến quá trình vận chuyển hàng hoá. Những chiếc xe cẩu đã đóng vai trò vô cùng quan trọng làm cho công việc trở nên suôn sẻ và hiệu quả hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Ô Tô Miền Nam tìm hiểu các loại xe cẩu thông dụng hiện nay và chức năng cụ thể của chúng trong mỗi lĩnh vực.
Xe cẩu là gì?
Xe cẩu là một loại phương tiện cơ giới được thiết kế để nâng hạ và vận chuyển các vật liệu nặng và cồng kềnh,… mà các thiết bị thông thường khác không thực hiện được. Các loại xe cẩu thường được dùng trong ngành xây dựng, công nghiệp và vận tải để thực hiện các công việc nâng hạ, di chuyển và đặt các vật phẩm lớn như vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị công nghiệp, container,…
Xe cẩu thường có thiết kế đặc biệt với một hệ thống cần cẩu hoặc cánh tay cơ động có khả năng xoay và di chuyển để nâng hạ và đặt các vật phẩm tại các vị trí khác nhau. Cần cẩu thường được trang bị với các cơ chế nâng hạ, cáp, xích để thực hiện các nhiệm vụ nâng hạ một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Phân loại xe cẩu chuyên dụng
Trên thị trường hiện nay, các loại xe cẩu được thiết kế riêng biệt phục vụ những nhu cầu khác nhau. Thông thường, các loại xe cẩu sẽ được phân chia theo các tiêu chí sau:
- Theo nhu cầu sử dụng: Từ xe cẩu hàng nhẹ 2,5 tấn, mạnh mẽ 5 tấn, đa năng 8 tấn, xe cẩu 30 tấn (cẩu Kato) cho đến xe cẩu có khả năng nâng người.
- Theo cấu tạo của hệ thống di chuyển: Các loại xe cầu sẽ chia thành xe cẩu bánh xích linh hoạt và xe cẩu bánh lốp tương thích với nhiều loại địa hình.
- Theo hệ thống dẫn động: Sẽ có xe cẩu hoạt động bằng thuỷ lực tối ưu sức mạnh cũng như xe cẩu cơ khí và xe cẩu cơ động dẫn động bằng điện thân thiện với môi trường sống.
Các loại xe cẩu thông dụng nhất trong ngành vận tải hiện nay
Hãy cùng xem tiếp bài viết để hiểu rõ hơn về từng loại xe cẩu thông dụng hiện nay và chức năng cụ thể của chúng.
Xe cẩu cố định
Đây là một trong các loại xe cẩu đặc biệt không có khả năng tự di chuyển mà chỉ hoạt động tại một vị trí cố định cụ thể. Mặc dù được gọi là “xe cẩu” nhưng đây chỉ là phần cẩu trục riêng biệt và cần phải được gắn lên một chiếc xe chuyên dụng khi cần di chuyển đến vị trí khác. Xe cẩu loại này sẽ được chia thành xe cẩu trục, xe cẩu tháp và xe cẩu bờ biển.
Điểm mạnh của chúng nằm ở phần cẩu trục được thiết kế vô cùng chắc chắn, hoàn hảo cho việc nâng và di chuyển các tải trọng vô cùng lớn. Xe tải cố định thường được dùng trong các dự án xây dựng quy mô lớn như nhà máy thủy điện, tòa nhà cao tầng, cầu đường hoặc khi cần nâng các vật thể có kích thước vượt trội.
Xe cẩu di động
Trong các loại xe cẩu chuyên dụng thì xe cẩu di động được xem là loại xe được nhiều người lựa chọn vì sự linh hoạt. Xe có khả năng tự di chuyển mượt mà trên mặt đất mang đến một loạt ưu điểm linh hoạt nhờ vào nguồn năng lượng tích hợp ngay trên thiết bị. Các dòng cẩu di động có thiết kế kiểu tay cần có khả năng điều chỉnh góc nghiêng và phạm vi hoạt động bằng cách thay đổi tư thế của tay cần chính hoặc thêm tay cần phụ.
Loại xe cẩu này sẽ tận dụng thân xe để làm phần cẩu chính khi nâng hàng hóa, tuy nhiên cũng có khả năng sử dụng đối trọng phụ để tăng cường khả năng nâng tải trên máy cẩu. Các loại xe cẩu di động có thể được chia thành hai loại riêng biệt: xe cẩu bánh lốp và xe cẩu bánh xích.
Xe cẩu bánh lốp
Xe cẩu bánh lốp thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng không chỉ dùng để nâng máy móc, thiết bị nặng, cứu hộ hay vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện. Cấu trúc của các loại xe cẩu bánh lốp được trang bị bánh xe kích thước lớn cùng phần cần cẩu cực kỳ vững chắc giúp tối ưu hóa quá trình bốc dỡ hàng hóa và các thiết bị, máy móc nặng. Hơn nữa, việc thêm vào thiết kế chân chống cũng mang đến sự ổn định tăng cường cho cần cẩu, giúp tối ưu hóa quá trình làm việc.
Xe cẩu bánh lốp được phân thành ba phân khúc nhỏ hơn:
- Xe cẩu địa hình (từ 25 tấn – 70 tấn): Xe có khả năng di chuyển trên mọi địa hình mang đến sự linh hoạt tối đa và tải trọng ở mức trung bình.
- Xe cẩu tải (từ 25 tấn – 200 tấn): Xe được thiết kế đặc biệt có sự kết hợp giữa hệ thống cần nâng ở phía trên và thùng xe tải ở phía dưới. Đồng thời, chúng được liên kết bằng một bàn xoay cho phép phần trên có khả năng di chuyển tự do xung quanh điểm bàn xoay mang đến sự linh hoạt cao.
- Xe cẩu địa hình với 2 cabin (từ 70 tấn – 1600 tấn): Đây là một trong các loại xe cầu có khả năng nâng tải lớn nhất khi kết hợp ưu điểm của xe cẩu địa hình và xe cẩu tải. Chúng có khả năng di chuyển mạnh mẽ và nhanh chóng nhờ vào tính linh hoạt và sự cơ động tối ưu.
Xe cẩu bánh xích
Xe cẩu bánh xích là một loại xe cẩu di động được trang bị bánh xích như bánh xe ủi với hàng xích quấn quanh bánh xe để di chuyển. Loại xe này thường được sử dụng trong các công việc nặng như xây dựng, khai thác mỏ hay các dự án cần di chuyển tải trọng nặng ở những môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt, loại xe cẩu này có khả năng vận chuyển tải trọng cực kỳ lớn từ khoảng 50 tấn đến hàng nghìn tấn.
Nhược điểm dễ thấy nhất ở các loại xe cẩu này là lượng nhiên liệu tiêu thụ khi hoạt động là lớn nên thường được ưu tiên sử dụng ở các khu vực địa hình phức tạp. Khi cần di chuyển đến những vị trí xa, việc tháo rời các bộ phận và dùng xe đầu kéo hoặc tàu hỏa để hỗ trợ di chuyển trở nên phức tạp.
Qua đây chắc hẳn bạn đã biết được các loại xe cẩu phổ biến và thông dụng nhất hiện nay đúng không nào. Hy vọng qua thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại xe cẩu và có sự lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn về bất kỳ loại xe nào như giá xe tải Hino 8 tấn, xe tải Chiến Thắng, xe tải Dongben… hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0971 071 798 hoặc website https://otomiennam.com.vn/ để được tư vấn nhanh chóng nhé.